5 lý do khiến phụ nữ có con là tài sản nhân
sự quý giá
Phụ nữ đã có con thường bị đánh giá thấp ở
các môi trường công việc mang nhiều tính cạnh tranh và cần nhiều đầu tư. Tuy
nhiên, đây có thể là một sai lầm, bởi ở họ có những phẩm chất và kỹ năng mà một
người chưa từng làm mẹ khó lòng có được.
Việc
có con, đặc biệt con nhỏ có thể khiến người phụ nữ vất vả, bận rộn hơn, nhưng
đồng thời cũng đem đến cho họ những phẩm chất quý giá mà những nhân viên son rỗi
không thể có được. Dưới đây là 5 thế mạnh chỉ có ở các bà mẹ đi
làm:
Hiệu quả công việc cao
Theo khảo sát, 2 trong số 5 nhà
quản lý được hỏi cho rằng các bà mẹ làm việc nhanh hơn những người khác. Vốn
thời gian trở nên ít ỏi hơn khi có con nên tôn chỉ của họ là độ hiệu quả và tính
quyết định trong từng bước đi, "trì hoãn" không nằm trong từ điển của họ. Kỹ
năng quản lý, sắp xếp thời gian là điểm mạnh của hầu hết tất cả các bà mẹ và
trong môi trường làm việc, điều này thậm chí sẽ hỗ trợ cho cả các đồng
nghiệp.
Không vướng vào rắc rối tình cảm nơi công sở
Công
việc, con cái, gia đình và chăm sóc bản thân - những bà mẹ đi làm không có thời
gian để phí phạm, họ không muốn vướng vào các rắc rối không cần thiết ở nơi làm
việc. Với họ, một giấc ngủ ngắn còn đáng quý hơn là mấy trò tán tỉnh lãng
mạn.
Rộng lượng hơn, chịu áp lực tốt hơn
Các bà mẹ đã được
rèn luyện tính kiên nhẫn và thái độ tích cực để luôn giữ được nụ cười trước
những khó khăn, bỏ qua mọi sự ích kỷ và trở nên rộng lượng hơn với những thiếu
sót của người khác. Giữ cân bằng giữa công việc, chăm sóc con cái, gia đình là
một trong những việc áp lực nhất mà một người có thể đảm trách. Thay vì chỉ
trích, than vãn, họ sẽ tìm cách để cải thiện tình hình càng nhanh càng
tốt.
Được trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề
Dỗ dành một
đứa trẻ hay "đối phó" với tuổi dậy thì nổi loạn là một công việc đòi hỏi nhiều
kỹ năng phối hợp (lúc nào cần cương, lúc nào cần nhu) và tính sáng tạo ở mức độ
cao. Khi đối mặt với những khó khăn trong công việc, khả năng giữ bình tĩnh và
tốc độ giải quyết vấn đề của họ sẽ làm các nhà quản lý phải lấy làm vừa lòng,
nếu không muốn nói là ngạc nhiên.
Tận tâm với công
việc
Công việc mang tới cho những người phụ nữ này động lực mới, đưa
họ ra khỏi vòng luẩn quẩn, bí bách của cơm nước, nhà cửa, tã bỉm hay những lời
tranh cãi của đứa con đến tuổi dậy thì. Đổi lại, đã nhận trách nhiệm cho đời
sống đầy đủ của con cái, ý thức với công việc của họ cũng tăng lên, họ sẽ tận
tâm hơn để không chỉ duy trì mà còn phát triển sự nghiệp của
mình.
(Nguồn: Guardian)
Theo Hồng Hạnh / MASK Online
Nâng trình độ quản lý nhân sự để thành
công
Là một chủ doanh nghiệp, luôn đối mặt với những thách thức hoàn thiện mối
quan hệ giữa tất cả mọi thành viên trong công ty. Do đó, hãy đặt mục tiêu nâng
lên một bước trình độ quản lý nhân sự của chính mình.
Sau đây là những giải pháp bạn nên nghĩ đến.
1. Phát triển và chia sẻ những mục tiêu với nhân viên.
Hãy xác nhận rõ
ràng đâu là nơi bạn muốn công ty mình hướng đến và bằng cách nào để vượt qua
được chặng đường đến mục tiêu đó. Những mục tiêu bạn đề ra phải thật sự cụ thể,
có thể kiểm soát được, có thể đạt đến và có thể đạt đúng lúc. Tiếp theo, hãy đảm
bảo rằng mọi thành viên trong công ty bạn biết được điều này và hiểu được những
gì cần làm để vươn tới những mục tiêu ấy.
2. Vạch rõ các vai trò và công việc.
Xác định thật chi tiết những gì mỗi
cá nhân sẽ làm và nên làm. Mọi người trong công ty cần biết những nỗ lực của họ
sẽ đóng góp ra sao cho sự thành công của tổ chức. Hãy nhớ rằng việc phân công
những vai trò không rõ ràng thường dẫn đến những mâu thuẫn, thất vọng, những cảm
giác khó chịu, làm mất tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên. Vì vậy, hãy
miêu tả chương trình công tác và nội dung công việc thật chính xác, dễ hiểu.
3. Phát triển chương trình vì cộng đồng.
Tập hợp các nhân viên lại và
hướng dẫn họ đến một suy nghĩ rằng công ty của bạn đang muốn thực hiện một điều
gì đó để thể hiện sự tri ân với cộng đồng. Các nhân viên sẽ nhìn thấy đó là một
bước đi đúng đắn khi tổ chức của họ đang cố gắng thực hiện những việc làm giúp
đỡ người khác. Điều này sẽ làm tăng tinh thần làm việc của mọi người, tạo nên
một ảnh hưởng tốt đến cấp dưới và cả cộng đồng xung quanh.
4. Gần gũi với nhân viên.Hãy bước ra khỏi phòng làm việc của mình một chút để
xem các nhân viên đang làm gì. Hãy trò chuyện cùng họ, cho họ biết bạn đang thật
sự quan tâm đến công việc của họ. Tìm hiểu xem mọi người phối hợp ăn khớp đến
mức nào. Nếu có trục trặc đang tồn tại giữa các nhân viên với nhau hay giữa nhân
viên với công việc, trước hết hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên để tìm hướng
giải quyết.
Phải luôn chủ động giải đáp mọi thắc mắc, giải thích tận tình mọi
vấn đề liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của nhân viên và làm sáng tỏ những
mục tiêu của công ty.
5. Nói rõ mọi nguyên nhân tiềm tàng có thể làm cho công ty không thành
công.
Nói rõ với nhân viên những gì có thể gây chướng ngại trên con đường đạt
đến thành công của công ty. Đó có thể là sự thiếu hụt thông tin, là khoản ngân
sách hạn hẹp, là các quy trình làm việc chưa đạt hiệu quả cao.
Với tư cách
một nhà quản lý là huy động mọi người cùng vượt qua các trở ngại. Hãy dùng đến
những kỹ thuật phù hợp để giảm bớt những căng thẳng và dựng nên một môi trường
làm việc thật lành mạnh.
6. Kêu gọi mọi người tham gia vào những kế hoạch đổi mới tổ chức. Trước khi
thực hiện các bước đổi mới, hãy triệu tập các nhóm nhân viên lại để thảo luận về
sự cần thiết của việc đổi mới và các giải pháp cần vận dụng. Hãy nhấn mạnh rằng
các nhân viên đều có ít nhiều liên quan đến quá trình đổi mới.
7. Điểm mặt các “ngôi sao” và tưởng thưởng họ.
Ai cũng đều muốn được ghi
nhận công lao khi làm tốt công việc. Những lời khen ghi nhận những nỗ lực và
chứng minh cho sự thành công của họ. Hãy khẳng định rõ những cá nhân xuất sắc
nhất công ty và tỏ rõ sự trân trọng họ, không chỉ bằng tiền thưởng, sự thăng
chức mà cả sự tôn trọng trước mọi người.
8. Phát triển một chương trình đào tạo quản lý. Ngay từ bây giờ, hãy chủ
động xây dựng chương trình đào tạo những nhà quản lý tương lai. Hãy cố gắng phát
hiện những năng lực đặc biệt của các nhân viên để có hướng đào tạo họ thành
những chuyên gia theo nhiều hình thức phù hợp.
9. Giao lưu tập thể định kỳ.
Sinh hoạt này cho phép các nhân viên phát
triển tính tập thể, chia sẻ ý kiến trong một bầu không khí thân thiện, cởi mở.
Nếu được tổ chức thường xuyên và ở nhiều môi trường khác nhau (trong công ty,
ngoài quán cà phê, đi picnic…), nó sẽ làm tăng sự toại nguyện trong đội ngũ nhân
viên và tăng thêm niềm hứng thú làm việc của họ.
Lưu trữ tại Quantri.Vn
Phải làm sao khi là nhân viên của một lãnh đạo kém?
Thực tế trong bất
kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào, bạn càng lãnh đạo giỏi, sẽ càng dễ phải trở thành
cấp dưới của một lãnh đạo kém hơn mình.
Khi
gặp phải tình huống này, các lãnh đạo giỏi thường sẽ hỏi bản thân hai câu hỏi:
Phải làm gì khi phải đi theo một lãnh đạo tồi? Làm thế nào để gia tăng giá
trị?
Thật ra không dễ dàng khi làm cấp dưới một lãnh đạo kém, nhưng bạn
vẫn có thể tồn tại và thậm chí còn phát triển tốt. Sau đây là một vài gợi ý giúp
bạn thích nghi hơn khi rơi vào hoàn cảnh không mấy thoải mái này:
1.
Thắt chặt quan hệ với cấp trên
Phản ứng đầu tiên khi làm việc cho một
lãnh đạo kém thường là rời bỏ hoặc thiết lập rào cản quan hệ với họ. Hãy cưỡng
lại thôi thúc đó. Thay vì biến cấp trên thành kẻ thù rồi tạo ra một tình huống
bất lợi cho cả hai, bạn cần “bắc cầu” quan hệ. Cố gắng tìm hiểu cấp trên, tìm ra
điểm chung, xây dựng mối quan hệ công việc vững chắc. Trong quá trình đó, tái
khẳng định sự tận tâm của bạn với nhiệm vụ của tổ chức. Làm những việc đó sẽ đưa
bạn vào cùng nhóm với lãnh đạo của mình.
2. Nhận ra và đánh giá cao ưu
điểm của cấp trên
Mọi người, kể cả lãnh đạo kém, đều có ưu điểm. Có
thể điều đó không dễ dàng hoặc bạn không đánh giá cao hay ngưỡng mộ ưu điểm của
lãnh đạo. Điều đó không thành vấn đề. Hãy tìm ra ưu điểm của lãnh đạo và biến
chúng thành vốn quý của tổ chức.
3. Làm việc tận tụy để gia tăng giá
trị cho ưu điểm của cấp trên
Đường mòn đến thành công là tận dụng tối
đa ưu điểm của bạn. Điều này cũng đúng với cấp trên của bạn. Khi bạn biết được
ưu điểm của cấp trên và cách biến chúng thành vốn quý của tổ chức, hãy tìm cách
phát huy những ưu điểm đó.
4. Xin phép lập kế hoạch bổ khuyết các
nhược điểm của cấp trên
Bên cạnh việc phát huy ưu điểm, một trong
những bí quyết để thành công là “phân bổ” các nhược điểm. Là lãnh đạo bạn cần
sáng suốt trao quyền cho một số cấp dưới để lấp đầy khoảng trống tài năng của
bạn. Ví dụ, nếu bạn không giỏi đi sâu vào chi tiết, hãy tuyển ai đó giỏi về mặt
này và hợp tác chặt chẽ với họ.
Bạn có áp dụng việc lấp đầy khoảng trống
với cấp trên của mình. Tuy nhiên, phải rất thận trọng khi tiếp cận đối tượng.
Đừng đưa ý kiến của mình về nhược điểm của họ nếu họ không hỏi, và ngay cả khi
được hỏi, bạn cũng phải cân nhắc. Nếu cấp trên cho bạn biết một nhược điểm của
họ, hãy hỏi xem họ có muốn bạn phụ trách mảng đó không. Hãy làm những việc cấp
trên không làm được để họ có thể tập trung làm những việc họ giỏi
nhất.
5. Để cấp trên tiếp cận với những tài liệu hướng dẫn lãnh
đạo
Nếu bạn đang trau dồi kỹ năng lãnh đạo, bạn hẳn phải có nhiều tài
liệu về nghệ thuật lãnh đạo như sách, CD, DVD. Hãy chia sẻ chúng với cấp trên.
Một lần nữa, cách bạn tiếp cận vấn đề rất quan trọng. Thay vì nói: “Đây, ông cần
cái này!” hãy nói: “Tôi vừa đọc xong cuốn sách này, tôi nghĩ ông cũng sẽ
thích.”.
Hoặc tìm cách vào đề thật hấp dẫn chẳng hạn: “Tôi đang đọc một
cuốn sách rất hay. Nó làm tôi nghĩ tới ông; tác giả và ông có nhiều điểm rất
giống nhau. Tôi nghĩ ông sẽ thích nó.” Và tặng cho ông ta một cuốn. Nếu lãnh đạo
vui vẻ đón nhận tài liệu đó, bạn có thể áp dụng với những người
khác.
6. Công khai khẳng định cấp trên
Một số người sợ rằng
nếu họ nói tốt về một cấp trên tồi, họ sẽ làm người khác tưởng lầm hay sẽ nghĩ
óc suy xét của họ thật kém cỏi. Nhưng những người khác đều biết điểm hạn chế của
vị lãnh đạo đó. Chỉ cần bạn nhận xét đúng sự thật và tập trung vào ưu điểm của
lãnh đạo bạn sẽ không bị mang tiếng. Không những thế, bạn còn được mọi người
kính trọng. Nhận xét của bạn về cấp trên sẽ giúp ông ta gia tăng sự tin tưởng,
không chỉ tin tưởng bản thân, mà còn tin tưởng bạn.
Nếu bạn có tầm nhìn
xa bạn sẽ thấy việc gia tăng giá trị cho cấp trên và tổ chức là việc gần như
không có khía cạnh bất lợi. Nhưng nếu việc này vẫn không giúp bạn thoát khỏi
trạng thái chán nản thì có lẽ đã đến lúc thay đổi công việc.
Theo Tri
Thức Trẻ