Thứ Tư, 26 tháng 6, 2024

Cách phân công công việc hiệu quả

Phân công công việc không hề đơn giản đối với bất kỳ nhà quản trị nào. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc và văn hóa công ty. Vậy làm thế nào để phân công công việc hiệu quả?

1. Lựa chọn đúng người phân công công việc

Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì bạn phải hiểu được điểm mạnh, điểm yếu và sở thích của nhân viên. Nếu cần ủy thác một nhiệm vụ đòi hỏi nhiều sự hợp tác để hoàn thành, đừng giao nó cho người thích làm việc một mình. Hãy ủy quyền cho một người có tính teamwork cao.

2. Giải thích tại sao bạn phân công công việc

Nếu giao công việc, nhiệm vụ cho ai đó, bạn nên giải thích lý do phân công cho người đó. Như người sáng lập The Muse - Alex Cavoulacos từng nói: “Khi bạn giao việc cho ai đó, hãy nói cho họ biết lý do chọn họ cụ thể như thế nào và bạn hy vọng điều này sẽ giúp họ phát triển như thế nào”.

3. Xây dựng thời gian biểu hợp lý

Xây dựng thời gian biểu hợp lý sẽ giúp mọi người tập trung và theo sát tiến độ công việc, điều này không làm cho nhân viên cảm thấy chênh lệch. Biết được công việc mình làm và những người khác đang làm. Điều này phù hợp cho những công việc ít bị giới hạn bởi thời gian hay các nhiệm vụ phức tạp.

4. Hướng dẫn nhân viên

Khi giao một nhiệm vụ cho nhân viên, nhà quản trị nên hướng dẫn đầy đủ cho nhân viên về công việc được giao và lộ trình để hoàn thành công việc. Mô tả công việc đầy đủ cho nhân viên cấp dưới, nhân viên sẽ đảm bảo rằng họ chắc chắn hoàn thành công việc và không “đùn đẩy” cho ai khác.

5. Quản lý công việc không phải là theo dõi mọi lúc

Một số nhà quản lý có thói quen theo dõi chi tiết tiến độ công việc. Nhưng đôi lúc, điều này sẽ gây sự khó chịu và ức chế cho nhân viên. Nên thay vì quản lý những điều nhỏ, hãy để nhân viên chủ động hoàn thành công việc, miễn là mang lại hiệu quả.

Phân công công việc luôn là bài toán nan giải với bất kỳ nhà quản trị nào. Làm thế nào để phân công công việc hiệu quả và tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm?

Bí quyết áp dụng mô hình GROW hiệu quả

Một trong những vai trò hàng đầu của nhà quản trị trong doanh nghiệp là đào tạo và huấn luyện nhân viên để họ làm việc hiệu quả nhất. Và để thực hiện điều này, mô hình GROW chính là phương án hữu hiệu.

1. Nhận thức rõ vai trò của bạn

Khi áp dụng mô hình GROW, người huấn luyện không đóng vai trò như một chuyên gia mà là người gợi mở để mọi thành viên có thể thoải mái trình bày ý kiến. Từ đó, lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất.

Tuy nhiên, nếu là một nhà lãnh đạo thì nhiệm vụ của bạn là cung cấp cho nhân viên những kiến thức mới và định hướng để nhân viên chọn được giải pháp tốt nhất cho tổ chức.

2. Tập cách giải quyết vấn đề của bạn trước tiên

Một phương pháp để thực tập sử dụng mô hình GROW là hãy dùng nó để giải quyết những vấn đề bạn đang gặp trước. Nhờ đó, bạn sẽ học được cách hỏi những câu thực sự hữu ích. Hãy nhớ những câu hỏi này để sử dụng trong những lần bạn huấn luyện cho nhân viên trong tương lai.

3. Đặt những câu hỏi hữu ích và lắng nghe người khác

Hai kỹ năng được coi là quan trọng nhất của chuyên gia huấn luyện là đặt câu hỏi và lắng nghe. Bạn không nên đặt những câu hỏi đóng như: “Việc này có gây khó khăn gì cho anh (chị) không?”… mà hãy đặt những câu hỏi mở: “Việc này gây ra những ảnh hưởng gì đến anh (chị)?”…

Bên cạnh đó, bạn nên để nhân viên nói trong phần lớn thời gian còn bạn thì lắng nghe. Bạn không nên hỏi liên tục mà nên có khoảng dừng để nhân viên (và cả bạn) có thời gian suy xét vấn đề.

Trên đây là những chia sẻ về mô hình GROW trong doanh nghiệp. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã giới thiệu sẽ giúp bạn có kinh nghiệm khi ứng dụng mô hình này trong công tác huấn luyện nhân viên. Chúc các bạn thành công và đạt được kết quả như mong muốn.

Áp dụng mô hình GROW trong huấn luyện nhân viên

Mô hình GROW là viết tắt của Goal (Mục tiêu), Current Reality (Thực tại), Options (Giải pháp) và Will (Ý chí). Đây là một phương pháp đào tạo và phát triển cá nhân được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động coaching (huấn luyện). Cùng tìm hiểu cách áp dụng mô hình GROW nhé!

1. Goals - Xác định mục tiêu

Bước đầu tiên trong mô hình GROW là bạn cùng các thành viên trong nhóm xem xét hành vi mong muốn thay đổi. Sau đó là cấu trúc sự thay đổi này sẽ là mục tiêu cần đạt được trong quá trình huấn luyện.

Trong đó, các mục tiêu đóng vai trò truyền cảm hứng để mọi người cùng cố gắng đạt được mục tiêu đã đặt ra. Mục tiêu cần đảm bảo tuân theo các tiêu chí SMART bao gồm Specific, Measurable, Accurate, Realistic và Timely.

2. Reality - Xác định tình hình (thực trạng) hiện tại

Trong giai đoạn này, người lãnh đạo sẽ cố gắng khai thác một số vấn đề ở hiện tại. Qua đó, học đánh giá nhân viên của mình và hiểu rõ tình hình hiện tại cũng như những trở ngại mà nhân viên đang phải đối diện. Nhờ việc này, nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về nhân sự của mình hiện giờ.

3. Options - Tìm kiếm các lựa chọn giải pháp

Sau khi đã xác định được các vấn đề hiện tại, bạn và các thành viên cần thảo luận để loại bỏ những chướng ngại vật không liên quan. Từ đó, có thể đưa ra những phương án tối ưu nhất.

Các phương án được lấy từ khảo sát đề xuất của từng thành viên. Nhà quản lý cần cân nhắc đến tổng thể vấn đề và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho vấn đề đó. Trong giai đoạn tìm hiểu các lựa chọn giải pháp, người đứng đầu cần đảm bảo một số lựa chọn quan trọng.

4. Will - Hun đúc ý chí thực hiện

Với giai đoạn này, nhân viên cần có các cam kết thực hiện hành động để hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. Là một nhà quản lý, bạn cần lập kế hoạch hướng dẫn chi tiết dành cho các thành viên để đạt được mục tiêu.

Trong quá trình thực hiện, bất kỳ trở ngại nào cũng có thể xảy ra nên các giải pháp sẽ được xem xét để thực hiện. Tuy nhiên, nếu là một nhà quản lý bạn nên lường trước được mọi trường hợp để linh hoạt xử lý vấn đề mọi lúc.

Trên đây là những chia sẻ về mô hình GROW trong doanh nghiệp. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã giới thiệu sẽ giúp bạn có kinh nghiệm khi ứng dụng mô hình này trong công tác huấn luyện nhân viên. 

Tìm hiểu 5 yếu tố chính trong mô hình 5M

Mô hình 5M là một phương pháp quản lý quan trọng và hiệu quả được nhà lãnh đạo áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh doanh hiện nay. 5M được thể hiện qua 5 yếu tố, cùng tìm hiểu nhé!

1. Material: Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là yếu tố bắt buộc mà doanh nghiệp phải có để có thể tạo ra sản phẩm. Đây là sự ưu tiên hàng đầu mà doanh nghiệp luôn phải đảm bảo đầy đủ, không sai lệch để không làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm được tạo ra.

Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên các nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Machine: Máy móc, thiết bị

Yếu tố tiếp theo là máy móc, thiết bị - công cụ hỗ trợ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả. Như vậy, doanh nghiệp có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường với những sản phẩm chất lượng.

Để duy trì hiệu quả hoạt động cũng như tính chính xác của hệ thống máy móc và thiết bị, doanh nghiệp cần thường xuyên thực hiện:

+ Giám sát tính chính xác, ổn định của hệ thống máy móc, thiết bị trong suốt quá trình hoạt động.

+ Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra và đảm bảo hiệu năng ổn định của thiết bị máy móc.

+ Thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị theo định kỳ để cải tiến, sửa chữa hoặc thay thế để nhu cầu sản xuất sản phẩm được thực hiện liên tục và liền mạch.

3. Man: Người thực hiện công việc

Có thể nói con người là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên tính kết nối, liền mạch của toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là nguồn lực thực hiện những nhiệm vụ mà máy móc, thiết bị không thể thay thế được.

Con người trong mô hình 5M sẽ đóng vai trò điều khiển máy móc, điều chỉnh hoạt động của thiết bị để quá trình sản xuất được thực hiện chính xác, tạo nên những sản phẩm chất lượng đạt yêu cầu. Đồng thời, con người cũng có sự am hiểu về máy móc, thiết bị như cách sử dụng, nguyên lý hoạt động để có thể vận hành hiệu quả.

4. Method: Cách thức thực hiện

Một yếu tố khác trong mô hình 5M cũng quan trọng không kém đó là phương pháp thực hiện. Nó sẽ giúp doanh nghiệp biết rõ cách thức để hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo chất lượng cũng như số lượng đã đặt ra theo yêu cầu.

Yếu tố này đề cập đến những tiêu chuẩn, quy định cần có để đảm bảo không xảy ra sai sót, hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất và vận hành. Những người quản lý cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn, chuẩn mực làm thước đo và xây dựng tiến trình kiểm duyệt tương ứng với các tiêu chuẩn này.

5. Measurement: Kiểm tra, đo lường

Cuối cùng là kiểm tra và đo lường sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Measurement là việc thực hiện kiểm tra chất lượng, đo lường và thống kê toàn bộ sản phẩm vừa hoàn thiện. Đây là công đoạn giúp doanh nghiệp so sánh những khung tiêu chuẩn, quy định ban đầu với những sản phẩm.

Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá về tình trạng hoàn thiện của sản phẩm, đảm bảo được chất lượng trước khi đến tay người dùng.

Tất cả 5 yếu tố trong mô hình 5M đều vô cùng quan trọng và không có yếu tố nào là nhất. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải kết hợp toàn diện 5 yếu tố này mới có thể mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy, yếu tố Man (con người) chính là nhân tố không thể thay thế bởi đây là “đầu não” kết nối liền mạch 4 yếu tố còn lại.

5M là gì? Các yếu tố trong mô hình 5M

Mô hình 5M có vẻ khá xa lạ nếu bạn chưa có cơ hội tiếp xúc hay lần đầu sử dụng nó. Vậy 5M là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Mô hình 5M là gì?

Mô hình 5M là một phương pháp quản lý quan trọng và hiệu quả được nhà lãnh đạo áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh doanh hiện nay. 5M là gì? 5M được thể hiện qua 5 yếu tố bao gồm:

+ Material: nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình tạo ra sản phẩm.

+ Machine: thiết bị, máy móc hỗ trợ cho quá trình tạo ra sản phẩm.

+ Man: yếu tố trong quá trình vận hành thiết bị, máy móc và sử dụng nguyên liệu để tạo ra sản phẩm.

+ Method: phương pháp hay cách thức để tạo ra sản phẩm.

+ Measurement: đo lường và kiểm tra sản phẩm sau khi hoàn thiện.

2. Các yếu tố trong mô hình 5M

2.1 Material: Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là yếu tố bắt buộc mà doanh nghiệp phải có để có thể tạo ra sản phẩm. Đây là sự ưu tiên hàng đầu mà doanh nghiệp luôn phải đảm bảo đầy đủ, không sai lệch để không làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm được tạo ra.

2.2 Machine: Máy móc, thiết bị

Yếu tố tiếp theo là máy móc, thiết bị - công cụ hỗ trợ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả. Như vậy, doanh nghiệp có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường với những sản phẩm chất lượng.

2.3 Man: Người thực hiện công việc

Có thể nói con người là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên tính kết nối, liền mạch của toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là nguồn lực thực hiện những nhiệm vụ mà máy móc, thiết bị không thể thay thế được.

2.4 Method: Cách thức thực hiện

Một yếu tố khác trong mô hình 5M cũng quan trọng không kém đó là phương pháp thực hiện. Nó sẽ giúp doanh nghiệp biết rõ cách thức để hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo chất lượng cũng như số lượng đã đặt ra theo yêu cầu.

2.5 Measurement: Kiểm tra, đo lường

Cuối cùng là kiểm tra và đo lường sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Measurement là việc thực hiện kiểm tra chất lượng, đo lường và thống kê toàn bộ sản phẩm vừa hoàn thiện. Đây là công đoạn giúp doanh nghiệp so sánh những khung tiêu chuẩn, quy định ban đầu với những sản phẩm.

Mô hình 5M là gì? Chắc hẳn bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hình dung đầy đủ hơn về nguyên tắc và phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

Vai trò của L&D trong doanh nghiệp

 Học tập và phát triển luôn là điều mong muốn của mỗi người. Do đó, L&D là một phần không thể thiếu trong quản trị nhân sự. Với những biến động của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, vai trò của L&D lại càng được khẳng định.

1. L&D là gì trong doanh nghiệp?

L&D là viết tắt của Learning and Development (học tập và phát triển). Có thể nói, L&D là chức năng quan trọng nhất của bộ phận nhân sự. Vậy nên, tại nhiều công ty, chức năng này được phân bổ cho bộ phận/phòng ban chuyên biệt - bộ phận L&D với lộ trình công việc cụ thể.

2. Vai trò chiến lược của L&D bạn nên biết

2.1 Thu hút và giữ chân người tài

Trong thời đại ngày nay, nhu cầu về sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của người lao động ngày một tăng cao. Đó là nguyên nhân học tập và phát triển là một trong số các tiêu chí hàng đầu để gia nhập và gắn bó lâu dài với tổ chức.

2.2 Gắn kết và tạo động lực cho nhân viên

Một cách để tạo động lực cho nhân viên là cung cấp cho họ cơ hội học hỏi và phát triển năng lực. Bạn cũng biết, học tập luôn là nhu cầu tất yếu, góp phần mang lại hạnh phúc cho cá nhân và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

2.3 Xây dựng nền văn hóa dựa trên giá trị thống nhất

Công tác L&D là vô cùng quan trọng với các công ty hoạt động trên nhiều quốc gia. Khi lực lượng lao động ở những công ty ngày càng trở nên phân tán trên toàn cầu, L&D giúp xây dựng văn hóa dựa trên giá trị và ý thức cộng đồng một cách thống nhất.

2.4 Nâng cao năng lực con người

Vốn nhân lực đòi hỏi sự đầu tư liên tục vào L&D để duy trì giá trị. Khi kiến thức ngày càng trở nên lỗi thời hay bị “lãng quên” sẽ khiến giá trị của nguồn vốn con người giảm xuống. Do đó, nhân sự cần được bổ sung những kiến thức mới.

2.5 Tạo dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Thương hiệu là một trong những tài sản quan trọng và truyền tải rất nhiều thông điệp về sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Phải kể tới sức mạnh tài chính, vị trí trong ngành cũng như các sản phẩm và dịch vụ. Đầu tư vào L&D giúp nâng cao thương hiệu và nâng cao danh tiếng của công ty.

Trên đây là vai trò của L&D trong doanh nghiệp mà bạn nên biết. L&D không chỉ giúp thu hút và giữ chân người tài, gắn kết và tạo động lực cho nhân viên mà còn tạo dựng thương hiệu nhà tuyển dụng. Đồng thời, xây dựng nền văn hóa dựa trên giá trị thống nhất và nâng cao năng lực con người.

Những điều cần tránh khi "bão não" (brainstorming)

Khi thực hiện "bão não" cần tránh điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé!

1. Các thành viên trong nhóm chỉ trích ý tưởng của nhau

Một điều nên tránh khi thực hiện brainstorm nhóm đó là chỉ trích ý tưởng của nhau. Một người vừa đưa ra ý kiến thì đã bị trưởng nhóm hay các thành viên khác phản bác. Điều này sẽ khiến họ bị cụt hứng, mặc cảm hay nảy sinh tâm lý ghen ghét, bới móc các ý tưởng khác. Nếu trường nhóm để tình trạng này xảy ra thì chắc chắn buổi “bão não” sẽ thất bại.

2. Không để tất cả mọi người đưa ra ý kiến

Mục đích của brainstorm nhóm là huy động sức mạnh của tập thể và khai thác vấn đề dưới nhiều góc độ. Thế nên, nếu là trưởng nhóm, bạn nên để tất cả mọi người cùng đưa ra ý kiến. Tránh trường hợp trong nhóm chỉ vài người đưa ra ý kiến và những người còn lại lười suy nghĩ.

Hoặc nếu các thành viên ngại trình bày hay đưa ra ý tưởng, bạn nên khuyến khích họ để mọi người cảm thấy tự tin hơn.

3. Không ghi chép lại các ý tưởng

Cho dù ý tưởng đó tầm thường hay điên rồ cũng đều mang giá trị riêng của nó. Do đó, bạn không nên bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào. Bởi vì trong nhiều trường hợp, một ý tưởng hay lại bắt nguồn từ một ý tưởng dở hoặc sự kết hợp của nhiều ý tưởng sẵn có.

4. Không xem xét không gian và thời điểm brainstorm

Thời điểm để tiến hành brainstorm là cực kỳ quan trọng. Bởi vì nếu đang trong trạng thái tinh thần và thể chất không tốt thì bạn cũng sẽ không muốn suy nghĩ. Nên cũng đừng bắt đồng nghiệp hay cấp dưới của bạn phải làm như thế. Hãy dành khoảng 30 - 60 phút trong thời gian mà mọi người có nhiều năng lượng tích cực nhất.

Trên đây là những điều cần tránh khi thực hiện. Mong rằng với những chia sẻ của Blognhansu bạn sẽ tiến hành brainstorm thành công.

Cách "bão não" hiệu quả bạn nên biết

Brainstorm không đơn giản chỉ là ngồi xuống và suy nghĩ mà cần có phương pháp. Nếu không biết cách bạn sẽ có thể ngồi mấy ngày liền mà chẳng thể đưa ra đáp án chính xác. Vậy cách “bão não” như thế nào sẽ hiệu quả?

1. Xác định vấn đề cần “bão não”

Trước khi bắt đầu brainstorm theo cá nhân hoặc nhóm, điều đầu tiên cần làm là xác định vấn đề cần được brainstorm. Bạn cần trả lời các câu hỏi: đề bài là gì, điểm vướng mắc nằm ở đâu, cần áp dụng công thức nào, …

Mục tiêu của brainstorming chính là tìm ra giải pháp/câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra. Nếu gặp khó khăn trong việc xác định vấn đề thì hãy đặt câu hỏi.

2. Xác định các quy định trong khi “bão não”

Nếu tiến hành brainstorm theo nhóm, hãy xác định ai là trưởng nhóm, ai là thư ký ghi chép toàn bộ ý tưởng và lời thảo luận của mọi người. Trưởng nhóm sẽ là người dẫn dắt toàn bộ buổi brainstorming.

Với brainstorm cá nhân, bạn không nên quá nuông chiều bản thân. Hãy luôn đặt ra những quy tắc để tập trung động não hiệu quả.

3. Cùng nhau chia sẻ và ghi chép lại ý tưởng

Nếu “bão não” theo nhóm, hãy để từng thành viên lần lượt chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng của họ. Lúc này, thư ký có nhiệm vụ ghi chép toàn bộ ý kiến của mọi người đã chia sẻ. Bên cạnh đó, các thành viên cũng có thể ghi lại để sau đó bình luận về ý tưởng của người khác. Việc ghi chép cũng là điều nên làm đối với brainstorm cá nhân.

4. Sàng lọc ý tưởng

Sau khi tất cả mọi người hay cá nhân đã chia sẻ ý tưởng xong, bạn hãy xem xét chúng một cách cẩn thận. Nên gộp những ý tưởng giống nhau và loại bỏ ý tưởng không khả thi. Từ đó, chọn ra ý tưởng “đỉnh” nhất.

5. Đánh giá và kết luận

Cuối cùng, cả nhóm một lần nữa đánh giá các ý tưởng để xem cuối cùng cái nào hợp lý nhất. Bước này là vô cùng quan trọng để cùng tìm ra câu trả lời cuối cùng.

Trên đây là cách thực hiện brainstorm hiệu quả. Mong rằng với những chia sẻ của Blognhansu bạn sẽ tiến hành brainstorm thành công.

Cách triển khai mô hình xương cá trong doanh nghiệp

Biểu đồ xương cá là cách thức giúp bạn tìm ra nguyên nhân của một vấn đề nào đó. Từ đó, xác định cách giải quyết phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Vậy triển khai biểu đồ xương cá như thế nào thì hiệu quả?

Bước 1: Xác định vấn đề

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để giải quyết bất kỳ vấn đề nào là xác định chính xác vấn đề. Đây là chìa khóa để có một biểu đồ xương cá hiệu quả. Hãy thử đặt mình vào một tình huống mà bạn có một sản phẩm với tỷ lệ rời bỏ cao. Khi xem dữ liệu, vấn đề lớn nhất được đưa ra là 40% người dùng đã hủy đăng ký sử dụng sản phẩm ngay sau 3 tuần đầu tiên.

Sau khi trao đổi nội bộ về tình huống này, các thành viên quyết định rằng đây là chỉ số chính cần cải thiện và mục tiêu được đặt ra là không quá 20% người dùng mới hủy đăng ký sau 3 tuần đầu tiên.

Khi vấn đề được xác định rõ ràng, việc xác định các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến số liệu sẽ dễ dàng hơn. Nó khuyến khích đánh giá dữ liệu để xác định xem có thực sự có vấn đề đang xảy ra hay không.

Bước 2: Quyết định loại nguyên nhân chính

Khi vấn đề được xác định chính xác, doanh nghiệp phải quyết định lĩnh vực nào của vấn đề hoặc quy trình nào là mấu chốt để xác định nguyên nhân thực sự. Với ví dụ kể trên, 3 nguyên nhân chính có thể là: Người dùng - Phần mềm - Hệ thống đăng ký.

Nếu xem xét các nguyên nhân tiềm ẩn, hầu như chúng sẽ thuộc một trong ba loại này. Bên cạnh đó, marketing cũng là một nguyên nhân và nếu bạn thấy marketing có ảnh hưởng đến số liệu thì có thể thêm điều đó làm lĩnh vực thứ tư. Bạn có thể có bất kỳ số lượng nguyên nhân nào nhưng để đơn giản hãy giới hạn không quá 10.

Bước 3: Xác định đâu là nguyên nhân thực sự của vấn đề

Sau khi các nguyên nhân đã được xác định, chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng loại và cố gắng xác định tất cả các ảnh hưởng riêng lẻ có thể ảnh hưởng tới đầu ra của sản phẩm. Xem xét từng mục và liệt kê mọi thứ mà bạn nghĩ nó nằm trong mục đó.

Bước 4: Phân tích và tìm hướng giải quyết

Như vậy, bạn đã có một biểu đồ xương cá đầy đủ thể hiện tất cả các nguyên nhân có thể dẫn đến vấn đề đó. Bằng cách sử dụng các công cụ như điều tra và khảo sát, 5 Whys, bạn có thể điều tra thêm về vấn đề và kiểm tra xem nguyên nhân tiềm ẩn nào trên thực tế góp phần gây ra vấn đề.

Một bí quyết để bước này dễ dàng hơn đó là viết tất cả nguyên nhân có thể xảy ra của sự cố trên giấy ghi chú. Sau đó, bạn có thể nhóm những nguyên nhân tương tự với nhau mà không cần phải xóa đi viết đi nhiều lần.

Trên đây là cách triển khai biểu đồ xương cá hiệu quả. Mong rằng với biểu đồ này bạn sẽ tìm ra nguyên nhân của một vấn đề nào đó và giải quyết nhanh nhất có thể.

Biểu đồ xương cá là gì? Tại sao nên sử dụng biểu đồ xương cá?

 Biểu đồ xương cá là gì? Tại sao nên sử dụng biểu đồ xương cá trong doanh nghiệp?

1. Biểu đồ xương cá là gì?

Biểu đồ xương cá là một công cụ khám phá nguyên nhân và kết quả giúp tìm ra ly do cho các khiếm khuyết, biến thể hoặc lỗi của một quy trình. Biểu đồ xương cá giúp phá vỡ các nguyên nhân gốc rễ có khả năng góp phần tạo ra hiệu ứng của vấn đề. Đôi khi, nó còn được gọi là sơ đồ Ishikawa hoặc phân tích nguyên nhân và kết quả.

2. Tại sao nên sử dụng biểu đồ xương cá?

Ban đầu, biểu đồ xương cá được hình thành như một công cụ hỗ trợ giải quyết vấn đề. Biểu đồ xương cá còn có thể linh hoạt được nhiều hơn thế. Với bất kỳ quy trình hay hệ thống nào, sơ đồ xương cá sẽ giúp bạn chia nhỏ tất cả các yếu tố góp phần của nó theo cách phân cấp.

Các vấn đề đã, đang và sẽ luôn xảy ra trong bất kỳ doanh nghiệp nào với nhiều dạng (biến thể) khác nhau. Điều quan trọng nhất là có thể xác định nguyên nhân của những vấn đề đó một cách nhanh chóng và kịp thời. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là sử dụng phương pháp tiếp cận có cấu trúc. Đó là lý do tại sao chúng ta nên sử dụng biểu đồ xương cá.

Một số trường hợp cần áp dụng biểu đồ xương cá như:

  • Phân tích tuyên bố về một vấn đề cụ thể nào đó.
  • Tìm ra nguyên nhân của vấn đề (phân tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề).
  • Phân tích một thiết kế mới.
  • Cải tiến quy trình và chất lượng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về biểu đồ xương cá là gì và lợi ích của biểu đồ này. Trong bài viết tới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 6 thành phần quan trọng trong biểu đồ xương cá.

5 hình thức trả lương phổ biến tại Việt Nam

Lương luôn là chủ đề mà nhiều người quan tâm khi tham gia vào thị trường việc làm. Cùng Blognhansu tìm hiểu 5 hình thức trả lương phổ biến nhất hiện nay nhé!

1. Trả lương theo giờ

Trả lương dựa theo số giờ làm việc là một trong những hình thức trả lương phổ biến nhất. Cách thức này phù hợp với những công việc mà lượng thời gian làm việc là yếu tố chính quyết định sản lượng hay năng suất của nhân viên. Vì vậy, nó thường được sử dụng trong các công việc sản xuất, xây dựng và dịch vụ đòi hỏi lao động thủ công.

Tiền lương theo giờ thường sẽ cố định và không thay đổi dựa trên hiệu suất của nhân viên. Người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định về mức lương tối thiểu do chính phủ quy định.

2. Trả lương theo hoa hồng

Trả lương theo hoa hồng là hình thức trả lương phổ biến của các ngành bán lẻ. Tiền hoa hồng là một tỷ lệ phần trăm doanh thu bán hàng do chính nhân viên tạo ra. Phương pháp này thường được áp dụng cho các ngành như bảo hiểm, bán lẻ hay bất động sản.

3. Trả lương theo doanh thu

Cũng được ứng dụng nhiều trong các ngành định hướng bán hàng, trả lương theo doanh thu là nhân viên nhận được một tỷ lệ phần trăm trên tổng doanh thu do công ty tạo ra. Cách thức này sẽ phù hợp với những công việc mà sự đóng góp của nhân viên vào doanh thu là đáng kể, như phát triển kinh doanh hay bán hàng.

4. Trả lương theo sản phẩm và dịch vụ

Trả lương dựa trên các sản phẩm hoặc dịch vụ cũng là một hình thức trả lương thường thấy trong doanh nghiệp. Cách thức này phù hợp với những công việc mà năng suất của nhân viên được đo lường bằng số lượng công việc họ hoàn thành. Ví dụ: người bán hàng được trả tiền theo số lượng sản phẩm họ bán, chuyên gia tư vấn được trả tiền dựa theo dịch vụ họ cung cấp.

5. Trả lương khoán

Trả lương khoán hay còn được gọi là trả lương dựa trên vốn chủ sở hữu. Phương pháp trả lương này thường được sử dụng ở các công ty khởi nghiệp hay đang ở giai đoạn đầu. Theo hình thức trả lương khoán, nhân viên nhận được một tỷ lệ phần trăm vốn chủ sở hữu của công ty hoặc quyền chọn cổ phiếu.

Link bài viết: https://blognhansu.net.vn/2023/07/17/5-hinh-thuc-tra-luong-pho-bien/

Một số quy định của pháp luật về hình thức trả lương cho người đi làm

Cùng tìm hiểu một số quy định của pháp luật về hình thức trả lương cho người đi làm trong bài viết nhé!

Trong một số trường hợp, người sử dụng lao động còn phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Căn cứ theo Điều 94, Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

“Điều 94. Hình thức trả lương

1. Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.

2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.”

Và theo Điều 96, Bộ luật lao động 2012 quy định:

“Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”