Thứ Tư, 8 tháng 11, 2023

Các khía cạnh của BSC là gì? Bật mí 4 thước đo của cấu trúc BSC

 BSC là mô hình quen thuộc trong nhân sự và là một trong những mô hình không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Ngoài khái niệm của nó ra, bài viết dưới đây sẽ cho ta biết thêm về các khía cạnh cũng như cấu trúc của BSC.

1. Bốn Khía cạnh trong BSC


  • Tài chính: doanh nghiệp đo lường và giám sát các yêu cầu & các kết quả về tài chính
  • Khách hàng: đo lường và giám sát sự thỏa mãn khách hàng và các yêu cầu về các kết hoạt động đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.


  • Quá trình nội bộ: đo lường & giám sát các chỉ số và các yêu cầu của các quá trình trọng yếu trong nội bộ doanh nghiệp hướng đến khách hàng.
  • Học tập & phát triển: tập trung vào cách thức doanh nghiệp giáo dục & đào tạo nhân viên, nâng cao kiến thức và cách thức doanh nghiệp đã sử dụng các kiến thức này để duy trì lợi thế cạnh tranh trong thị trường.

2. Cấu trúc mô hình BSC

Mô hình BSC gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo của hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 4 yếu tố này được sắp xếp theo một trật tự nhất định và có ảnh hưởng lẫn nhau từ dưới lên trên theo kế hoạch đặt ra từ trước.

2.1 Thước đo tài chính trong BSC

Thước đo tài chính bao gồm các yếu tố như chi phí khấu hao, chi phí cố định, lợi tức đầu tư, lợi nhuận thu về, tốc độ tăng trưởng doanh thu,… Tuy nhiên không phải yếu tố nào cũng dễ dàng đo được ngay sau khi thực hiện nhưng  là sự xác nhận muộn cho hiệu quả của hoạt động đó.


Trước đây, nếu như doanh nghiệp chỉ cần một chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó là doanh thu. Con số này lớn có nghĩa là doanh nghiệp đang rất ổn, còn tình hình tài chính ở mức khó khăn đồng nghĩa với nguy cơ sụp đổ doanh nghiệp. 

2.2 Thước đo khách hàng trong BSC

Sự hài lòng của khách hàng chính là một chỉ số quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu cả hiện tại và tương lai. 

Thước đo này giúp chủ doanh nghiệp trả lời câu hỏi: Khách hàng đón nhận sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào? Từ đó, dễ dàng đặt ra các mục tiêu và kế hoạch để cải thiện, duy trì hoặc tăng sự hài lòng của khách hàng.


2.3 Thước đo quy trình hoạt động nội bộ

Dấu hiệu của một doanh nghiệp hoạt động trơn tru là tập hợp lại từ nhiều chỉ số nhỏ lẻ như tốc độ tăng trưởng của quy mô, % người lao động gắn bó tăng, % thời gian xử lý công vụ được rút ngắn,… Bạn cần rà soát lại các quy trình nội bộ của công ty để phân loại đâu là bộ phận đã làm tốt và đâu là điều chưa hợp lý. Sau đó, hãy đưa nhiệm vụ cải thiện các lỗ hổng của quá trình hoạt động nội bộ vào thành một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

2.4 Thước đo học tập & phát triển

Việc quan tâm tới chất lượng nguồn nhân sự và công cụ hỗ trợ làm việc chính là một yếu tố quyết định đến nền tảng phát triển doanh nghiệp, với thước đo này mọi tiêu chí đều có thể trau dồi tốt hơn song song với sự tiến bộ không ngừng của khoa học – công nghệ.


Hãy xem xét các công cụ, hành động và chính sách có liên quan tới năng lực, năng suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp và sẽ giải đáp được câu hỏi: “Làm thế nào doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất và tạo ra giá trị?”

Nếu như thước đo học tập & phát triển trả về kết quả tốt cùng với sự áp dụng các công cụ phù hợp và hiệu quả thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, dễ thích ứng hơn với các thay đổi và thức thời hơn với các điều mới mẻ, đặc biệt là với các phần mềm 4.0 hiện nay.

Lời kết, 

BSC là một mô hình rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về khía cạnh cũng như cấu trúc của BSC nhé.

BSC là gì? Tại sao BSC lại có lợi cho doanh nghiệp?

BSC là mô hình quen thuộc trong nhân sự và là một trong những mô hình không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Vậy chúng ta hiểu BSC là thế nào và lợi ích của BSC đối với doanh nghiệp?

1. BSC là gì?


BSC hay Balanced ScoreCard – tiếng Việt gọi là Thẻ điểm cân bằng, là một mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất, định hướng cho doanh nghiệp trong suốt quá trình thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả của chiến lược đặt ra.



2. Lợi ích của BSC

2.1 BSC giúp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn

BSC cung cấp một bộ khung thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố mục tiêu với nhau, nghĩa là chúng đã đồng thuận với một chiến lược cốt lõi nhất định. Kết quả của mục đích này là tạo ra các mảnh ghép để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về chiến lược của doanh nghiệp.

2.2 BSC giúp cải thiện truyền thông doanh nghiệp

Dễ dàng hơn để triển khai kế hoạch truyền thông doanh nghiệp, bao gồm cả truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ. Mô hình BSC không những giúp đối tác và nhân viên của bạn hiểu rõ hơn về nội dung chiến lược mà còn có ấn tượng và dễ nhớ tới từng ưu điểm, nhược điểm,… của các thước đo bạn đang thực hiện.

2.3 BSC giúp liên kết chặt chẽ các dự án khác nhau trong doanh nghiệp

Khi đã có bộ khung là mô hình BSC, mọi kế hoạch dự án nhỏ lẻ đều có nền móng và cơ sở chiến lược để dễ dàng xây dựng. VÀ mô hình này đảm bảo rằng toàn thể doanh nghiệp đang thống nhất đi chung một hướng mà không có dự án nào bị lãng phí cả.

2.4 BSC giúp cải thiện hiệu suất báo cáo

BSC có thể được sử dụng để làm đề cương báo cáo tổng quan. Điều này giúp cho việc báo cáo trở nên nhanh chóng và gọn gàng hơn, với các nội dung tập trung được rõ nhất vào các vấn đề chiến lược quan trọng nhất.

* Một số lý do khiến việc áp dụng BSC thất bại

Tuy BSC có nhiều ưu điểm nhưng nếu các doanh nghiệp áp dụng sai sẽ dẫn đến kết quả xấu. Một số lí do có thể kể đến là:


+ Thiếu lãnh đạo điều hành cấp cao có tầm nhìn với cam kết tích cực và tham gia trực tiếp vào dự án

+ Sử dụng BSC vì những lý do khác ngoài những lý do liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh

+ Thiếu sự tham gia của các tổ chức / nhân viên đa chức năng trong việc phát triển BSC

+ Các chỉ số thẻ điểm cân bằng không có liên kết rõ ràng với các mục tiêu chiến lược

+ Không tập trung vào trọng điểm của nhóm

+ Không thay đổi các chỉ số Balanced ScoreCard khi cần thiết

+ Không chia sẻ kết quả thẻ điểm cân bằng rộng rãi trong toàn doanh nghiệp

Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu thế nào là mô hình BSC và lợi ích của mô hình đó. Mong rằng bạn sẽ hiểu và áp dụng được mô hình BSC vào trong doanh nghiệp của mình nhé.


Bí quyết của một bản JD cuốn hút các ứng viên

JD (Job Description) là một trong những yếu tố cần có và rất quan trọng khiến cho các ứng viên thấy hứng thú với công việc và với nhà tuyển dụng.

1. Tại sao JD lại quan trọng trong việc tuyển dụng của và các hoạt động của doanh nghiệp?

Trong việc tuyển dụng, công ty có thể từ JD sắp xếp vị trí phù hợp cho các ứng viên cũng như đánh giá được những bất cập trong các phòng ban nhân sự. Ứng viên dựa vào JD để hiểu rõ về các chức năng, nhiệm vụ công việc và đánh giá xem mình có phù hợp với vị trí đó không.



2. Bí quyết để viết JD thu hút

Vậy làm sao chúng ta có thể viết được JD để thu hút ứng viên? Hãy cùng tìm hiểu một vài bí quyết sau đây

2.1 Viết một cách cụ thể 

Để làm được điều này, nhà tuyển dụng phải viết một cách ngắn gọn, cụ thể, tránh các từ hoa mỹ, sáo rỗng, hãy đi thẳng vào phần mô tả công việc để có thể tìm ra ứng viên phù hợp. 

2.2 Nêu rõ vị trí cần tuyển dụng

Ứng viên rất muốn tìm hiểu về vị trí tuyển dụng, vai trò của họ là gì trong công ty. Nó có giúp họ học hỏi được gì và có phát triển được sự nghiệp không.

2.3 Giới thiệu môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp

Nên dành ra một vài dòng để nêu ra những ưu điểm về môi trường làm việc và văn hóa trong công ty. Môi trường năng động, có chế độ tốt sẽ thu hút được các ứng tuyển. Sự kết nối, liên kết giữa các vị trí với nhau sẽ giúp các ứng viên cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn với môi trường làm việc này.

JD là gì? Nội dung cơ bản của một bản JD

JD (Job Description) là một trong những yếu tố cần có và rất quan trọng khiến cho các ứng viên thấy hứng thú với công việc và với nhà tuyển dụng. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về JD nhé.

1.  Vậy JD là gì?


JD (Job Description) là một bản mô tả công việc. JD được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, đưa ra đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn công việc cũng như quyền lợi mà ứng viên có thể nhận khi làm việc tại công ty cần tuyển.



2. Nội dung cơ bản của một bản JD ?


Để tạo ra một bản JD hoàn chỉnh, chúng ta cần có những nội dung sau:


+ Tên vị trí cần tuyển: cần biết rõ chức danh công ty, vị trí mà các ứng viên muốn tuyển vào


+ Mô tả công việc: giúp ứng viên có thể nhìn bao quát quá trình làm việc của vị trí này thông qua việc mô tả về nhiệm vụ hàng ngày, hàng tuần và thời gian hoàn thành, tuân thủ quy định ra sao.


+ Trách nhiệm trong công việc: được xem là nội dung khá quan trọng khi biết được nhiệm vụ cốt lõi của nhân viên khi ứng viên đảm nhận.


+ Các yêu cầu về kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn: cần thiết cho vị trí ứng tuyển, bởi nhìn chung một kinh nghiệm làm việc phù hợp mới có thể đảm nhiệm tốt được yêu cầu công việc đặt ra.



+ Trình độ học vấn: là yêu cầu cần thiết phải đặt ra do tính chất công việc đòi hỏi ứng viên đạt đủ các bằng cấp chuyên ngành thuộc lĩnh vực tuyển dụng mới có thể đảm nhiệm tốt được.


+ Quyền hạn của công việc: nêu rõ quyền hạn của vị trí công việc này với các bộ phận quản lý trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.


+ Thu nhập: nhà tuyển dụng sẽ đưa ra mức lương cụ thể trong JD, bao gồm lương cơ bản, phụ cấp và các khoản thưởng thêm khi hoàn thành tốt công việc được giao, hoặc mức lương sẽ được thương lượng trong buổi phỏng vấn.


Cuốn sách Blog nhân sự có gì?

Bạn đang gặp khó khăn về việc đào tạo nhân sự. Bạn muốn biết thêm về nhân sự khi mới bắt đầu vào nghề. Đừng lo cuốn sách Blog nhân sự sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm, trải nghiệm thú vị về ngành nhân sự.

Cuốn sách này do Chuyên gia Nguyễn Hùng Cường là một blogger/thành viên nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực HR. Anh đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhân sự. Với những kinh nghiệm và tích lũy của bản thân, anh đã cho ra mắt sách “Blog nhân sự”. Sách Blog nhân sự là series 4 quyển với những chủ đề thú vị khác nhau. 


Quyển 1 “Nghề nhân sự, liệu có kiếm đủ tiền để xây nhà ở Hà Nội?” 

Quyển 2 “Mới chuyển sang vị trí nhân sự nên bắt đầu từ đâu?”



Sách Blog nhân sự quyển 1 dành cho đối tượng là sinh viên mới vào nghề còn quyển 2 sẽ dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí HR. Nếu bạn đang tìm kiếm lời giải đáp và những chiêm nghiệm sâu sắc cho câu hỏi “muốn tiếp cận nghề như thế nào” thì đây chính là những chỉ dẫn khá tốt mà bạn có thể tham khảo.


Quyển 3  “Nghề tuyển người (3T) - Ác mộng nghề Tuyển dụng” 


Cuốn sách này là phần 1 của câu chuyện về Nghề tuyển dụng trong doanh nghiệp với các vui buồn, kinh nghiệm và lý thuyết ẩn chứa trong đó với nhân vật “hắn”. 


Quyển 4 “CEO & Quản trị Nhân sự - Hệ thống QTNS cần có là gì?” 


Cuốn sách này là tập hợp hơn 50 bài viết dành cho CEO để hiểu các vấn đề về Quản trị nhân sự. Người đọc sẽ được nhìn một bức tranh lớn tổng thể và sau đó đi vào từng chi tiết của bức tranh đó. 



Những giá trị bạn sẽ nhận được khi đọc cuốn sách này là:

  • Tổng thể các vấn đề QTNS từ chiến lược cho đến hệ thống Quản trị Nhân sự.

  • Bí quyết lắng nghe cấp dưới.

  • Bí quyết phát triển năng lực của nhân viên.

  • Hệ thống cần công cụ gì, cách ứng dụng ra sao, con người thế nào để cho tốt và tối ưu.

Chắc chắn, 4 cuốn sách Blog Nhân sự này sẽ là hành trang không thể thiếu trên con đường phát triển nghề Nhân sự của anh chị em. Chúng ta đều học được điều gì đó từ việc đọc sách, vậy nên đừng chần chừ nữa, nếu muốn có kiến thức sâu rộng, toàn diện về nhân sự thì mọi người nên mua ngay nhé!

Tham khảo sách Blog nhân sự tại:

+ Website: sachnhansu.netsachnhansu.com

+ Fanpage: www.facebook.com/sachblognhansu

Hy vọng cuốn sách này sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị về ngành nhân sự. 


Top 3 công cụ phổ biến đánh giá ứng viên hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều công cụ để đánh giá ứng viên từ hình thức trực tuyến cho đến đánh giá trực tiếp qua các giấy tờ. Dưới đây là toplist công cụ phổ biến và mang lại hiệu quả mà các doanh nghiệp thường dùng.

1. Các bài kiểm tra đánh giá 

Theo khảo sát của AMA, có đến 70% các doanh nghiệp sử dụng các bài kiểm tra kỹ năng chuyên môn, 46% sử dụng các bài kiểm tra tính cách và 41% sử dụng các loại bài kiểm tra khả năng tính toán và tư duy ngôn ngữ cơ bản để sàng lọc hồ sơ ứng viên.

Hiện nay, các bài kiểm tra bao gồm có đánh giá tính cách, đánh giá tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, kiến thức và kỹ năng. Khi áp dụng các bài test online vào trong quá trình tuyển dụng sẽ giúp gia tăng tính chính xác khi đưa ra các quyết định và loại bỏ tính cảm tính của người tuyển dụng trong đánh giá.

2. Phiếu đánh giá ứng viên

Phiếu đánh giá ứng viên được sử dụng trong quá trình phỏng vấn hay các vòng tuyển dụng khác, giúp nhà tuyển dụng ghi chép những nội dung đánh giá chi tiết từng ứng viên, là cơ sở để phân loại, chọn lọc những ứng viên phù hợp nhất với vị trí đang đăng tuyển.

Ưu điểm khi sử dụng mẫu phiếu đánh giá ứng viên là:

  • Thêm bớt các tiêu chí đánh giá dễ dàng

  • Dễ triển khai trên số lượng ứng viên lớn 

  • Nắm được đầy đủ thông tin ứng viên như: hồ sơ ứng viên, lịch sử các vòng tuyển dụng, đánh giá, tài liệu, công việc

  • Dễ dàng chuyển thông tin cho bộ phận chuyên trách, bộ phận nhân sự,.. cùng nắm thông tin về ứng viên khi ứng viên được tuyển dụng.

3. Phỏng vấn tuyển dụng 

Phỏng vấn ứng viên là một công việc không hề dễ dàng. Để có thể dẫn dắt một buổi phỏng vấn đi đến thành công, thì nhà tuyển dụng nên tham khảo một số công cụ như sau:

  • Công cụ phỏng vấn 3Q

  • Kỹ thuật phỏng vấn đuổi

  • Công cụ phỏng vấn STAR

  • Công cụ phỏng vấn DISC

  • Công cụ phỏng vấn BEI (Behavioral Event Interview)

  • Công cụ phỏng vấn MBTI


Ngoài ra nhà tuyển dụng còn có thể tham khảo các giải pháp test online để nâng cao hiệu quả phỏng vấn trong trường hợp ứng viên không có điều kiện phỏng vấn trực tiếp tại doanh nghiệp. 

Qua bài viết trên chúng ta đã hiểu top 3 những công cụ phổ biến trong doanh nghiệp. Mong rằng với bài viết trên có thể giúp doanh nghiệp và các nhà ứng tuyển có thể tìm được mong muốn phù hợp với nhu cầu của mình.


Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

Tìm hiểu chấm công là gì? 5 phương pháp chấm công phổ biến

  Trong môi trường doanh nghiệp ngày nay, việc chấm công không có gì xa lạ đối với các nhân viên văn phòng. Vậy chấm công là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ việc chấm công của nhân sự trong doanh nghiệp.

1. Chấm công là gì?

Chấm công là hoạt động phổ biến trong các doanh nghiệp để có thể kiểm soát việc khai báo giờ giấc đi làm và tan ca của nhân viên. Từ đó, có thể căn cứ vào bộ phận nhân sự để biết được số giờ làm việc, số ngày đi làm và số ngày nghỉ, số ngày đi muộn của từng nhân viên. Và điều đó sẽ là cơ sở để nhân viên có lương hoặc bị phạt khi quá số buổi quy định thông qua đó sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm và biết sắp xếp quản lý thời gian hiệu quả trong công việc.


2. Các hình thức chấm công phổ biến

Có nhiều hình thức chấm công hiện nay :

2.1 Chấm công bằng thẻ giấy

Cách chấm công này rất đơn giản. Nhân viên chỉ cần cho thẻ vào máy là sẽ hiện lên thời gian hoạt động ngay lập tức từ giờ làm giữa các ca làm, giờ tan làm và ngoài giờ làm

*Ưu điểm :

+ Không cần dấu vân tay, không cần kết nối dữ liệu vào máy tính

+ Dễ dàng sử dụng

+ Chi phí thấp

*Nhược điểm :

+ Dễ mất thẻ và dễ hỏng

+ Người khác có thể chấm công hộ

2.2 Chấm công bằng dấu vân tay

Phương thức này là phương thức phổ biến đuọc nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất. Qua dấu vân tay, máy sẽ xử lí hình ảnh, nhận diện và xác định nhanh chóng nhân viên một cách chính xác nhất.

*Ưu điểm :

+ Nhanh, gọn, dễ nhận dạng

+ Không mất thời gian

+ Tránh gian lận

*Nhược điểm

+ Gây bất lợi với những người mất dấu vân tay hay tay bị ướt hoặc lạnh thì máy không thế quét được

2.3 Chấm công bằng thẻ điện tử

Cách chấm công này tiện dụng hơn chấm công bằng thẻ giấy. Khi chấm công bằng thẻ điện tử và lưu giữ thông tin nhân viên cũng giống thẻ giấy nó sẽ lưu thông tin ngày giờ làm và tan làm của từng nhân viên

*Ưu điểm :

+ Cứng cáp, dễ bảo quản

+ Nhập dữ liệu đơn giản, tránh sai sót cho bộ phận nhân sự

*Nhược điểm :

+ Chi phí thẻ từ khá cao

+ Dễ mất thẻ

2.4 Chấm công bằng nhận diện khuôn mặt

Phương thức này dần được các doanh nghiệp sử dụng, tương tự như cách chấm công bằng dấu vân tay thì thiết bị này sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn vân tay qua cách nhận dạng các đặc điểm của từng khuôn mặt từ đó so sánh và nhận dạng mặt của từng nhân viên một cách tối ưu nhất

*Ưu điểm :

+ Nhanh

+ Không phát sinh chi phí thẻ

+ Xử lý nhanh

*Nhược điểm :

+ Khắc phục được nhược điểm của thẻ hoặc bằng dấu vân tay

+ Chi phí lắp đặt cao

+ Nhiều lúc vẫn gặp nhiều trục trặc


2.5 Chấm công bằng nhận diện mống mắt

Phương thức này dùng qua công nghệ nhận diện mống mắt để chấm công, độ nhận dạng và chính xác cao hơn các hình thức khác nhưng chi phí cao nên ít doanh nghiệp sử dụng

*Ưu điểm :

+ Bảo mật an toàn cao

+ Thu thập dữ liệu và nhận diện nhanh so với các cách khác

*Nhược điểm :

+ Chi phí lắp đặt cao

Như vậy, việc chấm công cho nhân sự đều có ưu điểm và nhược điểm nhưng chung quy nó đem lại sự cần thiết và lợi ích cao hơn cho doanh nghiệp trong việc giám sát nhân viên.

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Top 3 khóa học nhân sự online 2023 mới nhất

Bạn đang tìm kiếm khóa học nhân sự online chất lượng 2023 thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! Cùng blognhansu.info điểm qua top 3 khóa học nổi bật nhất của chuyên gia Nguyễn Hùng Cường nhé! 

1. Giải mã Nghề nhân sự 


Cộng đồng nhân sự Việt Nam cùng những chuyên gia nghiên cứu, đào tạo nhân sự, quản lý doanh nghiệp đã tổ chức dự án "Giải mã Nghề nhân sự" để cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi về lĩnh vực quản trị nhân sự. 



Giải mã Nghề nhân sự sẽ phù hợp với những người mới “chân ướt chân ráo” vào nghề, mới “đá sân” vào nghề hay những HR muốn có cái nhìn mới về công việc của mình. Đây không chỉ là các khóa học nhân sự online thông thường mà còn là một hệ thống hoàn chỉnh. Và quan trọng nhất là sự trưởng thành về nghề nhân sự của bạn. 

2. Xây dựng và triển khai chiến lược BSC & KPI 


BSC và KPI được xem như “cặp bài trùng” để thực thi chiến lược trong doanh nghiệp hiệu quả. Nhưng làm thế nào để xây dựng và ứng dụng bộ đôi công cụ này thì cần quá trình chuẩn chỉnh. Một cách xây dựng và triển khai BSC&KPI chuyên nghiệp trong doanh nghiệp là cần hiểu sâu và có thể có sự hỗ trợ khi cần. Tham gia khóa học BSC & KPI sẽ là giải pháp lý tưởng dành cho bạn.\



Khóa học áp dụng phương thức “TỪNG - BƯỚC - MỘT” nên dù bạn là bất kỳ ai, thậm chí là một cụ già 60 tuổi cũng có thể làm BSC và KPI chuyên nghiệp. Hơn thế, lớp học sẽ kết hợp lý thuyết và thực hành, mỗi một khóa học là một mô hình giả định khác nhau. Cuối mỗi buổi thực hành đều có video quay lại up lên Hocviennhansu.edubit.vn để học viên nghe lại.

3. Xây dựng và triển khai hệ thống lương 3P 


Nếu bạn băn khoăn không biết xây dựng hệ thống lương 3P phải bắt đầu từ đâu và làm thế nào? Các khóa học nhân sự online 2023 về hệ thống lương 3P của HrShare Community và GSA Academy sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. 



Khi tham gia lớp học cũng giống như ban đang tham gia các buổi tư vấn của huấn luyện viên. Mỗi một khóa học sẽ là một mô hình giả định khác nhau, bao nhiêu lớp thì có bấy nhiêu tình huống. Trong khi tình huống diễn ra, huấn luyện viên sẽ dừng tình huống và chia sẻ lý thuyết cũng như kinh nghiệm tại sao lại làm vậy.

Trên đây là 3 khóa học nhân sự online 2023 mà bạn không nên bỏ qua. Bạn đã lựa chọn được khóa học nào cho mình chưa?