Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Workation là gì? Ưu và nhược điểm của workation

Hiện nay, Workation đã được nổ ra như một trào lưu làm việc luôn mang lại hiệu quả. Phương thức này vừa giúp chúng ta vừa thư giãn, vừa mang lại độ hiệu quả cao trong công việc. 

1. Workation là gì?

Workation là một thuật ngữ kết hợp giữa “work” - công việc và “vacation” - kỳ nghỉ, đại diện cho một xu hướng mới trong cách làm việc hiện đại. Nó đề cập đến việc làm việc từ xa hoặc làm việc trong khi đi du lịch, cho phép người lao động tự do di chuyển và làm việc từ bất cứ đâu trên thế giới mà không bị ràng buộc bởi địa lý.

2. Ưu và nhược điểm khi đi làm kiểu workation.

* Ưu điểm:

- Tính linh hoạt cao: Workation cho phép người lao động có tính linh hoạt cao trong việc tổ chức công việc và thời gian làm việc. Họ có thể lựa chọn nơi làm việc, thời gian làm việc và tổ chức công việc theo cách tốt nhất phù hợp với nhu cầu của mình.

- Tận dụng tối đa lợi ích công nghệ: Workation được hỗ trợ bởi công nghệ, cho phép người lao động có thể kết nối với đồng nghiệp và khách hàng từ mọi nơi trên thế giới. Điều này giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào địa điểm vật lý và tận dụng lợi ích của công nghệ trong công việc.

- Gia tăng hiệu suất làm việc cho các công việc mang tính sáng tạo cao: Bởi hình thức này giúp chúng ta phá bỏ sự đơn điệu bằng những nguồn cảm hứng mới mẻ tại địa điểm làm việc mới.

- Giảm stress: Việc kết hợp giữa làm việc và du lịch giúp chúng ta thoát khỏi môi trường làm việc công sở ồn ào, đông đúc 8 tiếng mỗi ngày. Khi đó, chúng ta có thể gặp thêm nhiều người bạn mới, học hỏi thêm những kiến thức văn hóa mới mẻ tại các địa điểm mà ta đi qua.

* Nhược điểm: 

- Thiếu sự giao tiếp trực tiếp: Giao tiếp trực tiếp giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ và tạo động lực để làm việc. Ngược lại, khi làm việc từ xa, chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc truyền đạt thông tin.

- Mức độ phân tâm trong công việc cao: Khi làm việc từ xa, sẽ không có sự giám sát trực tiếp, do đó, có thể gặp khó khăn trong việc tổ chức công việc và quản lý thời gian.

- Ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân: Việc kết hợp giữa làm việc và giải trí không phải lúc nào cũng hiệu quả với tất cả mọi người. Một số không thể dành thời gian cho bản thân dù họ đang workatiion. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

- Không phải công việc nào cũng có thể làm workation: Tính chất công việc cụ thể có thể khiến người lao động khó làm việc theo hình thức workation.

- Điều kiện kết nối internet yếu là một bất lợi khi làm việc workation.

- Chi phí để vừa đi du lịch và làm việc có thể khá cao so với việc work from home.

Việc tìm hiểu những thông tin về Workation là gì giúp bạn khám phá một hình thức làm việc mới đang dần trở nên phổ biến. Xu hướng này thích hợp với những người có khả năng lên kế hoạch, kỷ luật và quản lý thời gian tốt để mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Hy vọng rằng những thông tin này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Workation là gì?”. Thông qua đó bạn có thể chọn được một hình thức làm việc phù hợp với bản thân sao cho vừa mang lại hiệu quả công việc, vừa tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. 

Tư duy tích cực là gì? Vì sao nên duy trì tư duy tích cực tại nơi làm việc?

 Muốn thành công, bạn cần học hỏi không ngừng, tích lũy nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, sự lạc quan, luôn suy nghĩ tích cực chính là chìa khóa quan trọng để giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề, khó khăn trong cuộc sống.

1. Tư duy tích cực là gì?

Tư duy tích cực có nghĩa là tiếp cận những thách thức trong cuộc sống với một cái nhìn tích cực, tập trung vào những điều tốt đẹp trong bất kì tình huống nào. Tư duy tích cực không có nghĩa là nhìn cuộc đời qua lăng kính màu hồng, cũng không có nghĩa là ta sẽ bỏ qua những điều tồi tệ. Thay vào đó, ta sẽ tiếp nhận sự khó chịu theo cách tích cực và hiệu quả hơn.

2. Lợi ích của tư duy tích cực đối với doanh nghiệp.

- Giảm bớt căng thẳng trong công việc: Nếu chỉ coi các thách thức trong công việc là chuyện nhỏ thay vì quá chú tâm vào vấn đề hay tác nhân gây ra nó thì nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn và dễ dàng kiểm soát chúng. Việc luôn giữ tinh thần sảng khoái, không lo âu sẽ giúp nhân viên giải quyết công việc thuận lợi hơn, đặc biệt với những công việc có nhiều thách thức.

- Tăng năng suất: Tư duy tích cực kích thích não bộ hoạt động với công suất tối đa, nhờ đó nhân viên có thêm năng lượng để duy trì sự tỉnh táo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Việc tăng năng suất giúp họ cải thiện được khả năng tập trung, suy nghĩ các vấn đề thấu đáo hơn và công việc dễ dàng được giải quyết.

- Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề: Một nhân viên tư duy tích cực thường có cái nhìn tổng quan, đa chiều. Đây là một kỹ năng cần thiết cho dù họ làm ở bất cứ lĩnh vực nào, từ bộ phận chăm sóc khách hàng khi luôn gặp phải những khách hàng khó tính đến những kỹ sư công nghệ luôn “đau đầu” trong việc nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới.

- Hỗ trợ trau dồi năng lực: Tư duy tích cực giúp nhân viên luôn giữ tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi kỹ năng, kiến thức mới. Một người tư duy tích cực cũng không ngại đối mặt với thử thách mới vì họ cảm thấy tự tin hơn nhờ những kỹ năng mới sẽ học được.

- Bình tĩnh đưa ra quyết định: Suy nghĩ tiêu cực sẽ gây ra các rào cản khiến việc đưa ra quyết định của nhân viên trở nên khó khăn hơn. Thay vào đó, nếu luôn duy trì thái độ tích cực, họ sẽ cảm thấy tự tin, bình tĩnh đưa ra các quyết định sáng suốt và tin rằng mọi vấn đề sau cùng đều được giải quyết ổn thỏa.

- Củng cố các mối quan hệ: Mọi người luôn bị thu hút bởi những người mang năng lượng tích cực hơn người bi quan. Khi nhân viên có mối quan hệ tốt với những người đồng nghiệp xung quanh, việc phối hợp nhóm trở nên dễ dàng hơn, từ đó có thêm nhiều người ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ.

- Hỗ trợ giải quyết xung đột: Nhân viên suy nghĩ tích cực coi lời nhận xét, phản hồi hay mâu thuẫn là những điều quý giá để hoàn thiện bản thân. Những góp ý từ đồng nghiệp hay cấp trên giúp họ đánh giá được điểm mạnh, yếu của mình. 

- Tăng thái độ lạc quan: Một thái độ tích cực không có nghĩa là đảm bảo mọi thứ sẽ luôn đi theo ý của mình, nhưng giữ thái độ đó sẽ giúp nhân viên vượt qua những trở ngại trong công việc và tiếp tục tiến về phía trước với tinh thần quyết tâm lớn.

Lời kết,

Tóm lại, suy nghĩ tích cực là sự nhìn nhận vấn đề theo hướng lạc quan tích cực. Để có được suy nghĩ tích cực trong cuộc sống, chúng ta phải nhận định được tình huống hiện tại, vạch định kế hoạch cho tương lai, tập trung vào các điểm mạnh của vấn đề hiện tại. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thế nào là suy nghĩ tích cực và lợi ích của nó tại nơi làm việc. 

Checklist là gì? Ưu và nhược điểm của checklist

Hầu hết mọi người cảm thấy như họ không kiểm soát được công việc hàng ngày của mình vì họ cứ chồng chất công việc ngày này qua ngày khác, khiến họ kiệt sức và căng thẳng. Vì lý do này, danh sách checklist đã ra đời. 

1. Checklist là gì?

Checklist là một danh sách với cấu trúc gồm các nhiệm vụ và hạng mục cần được hoàn thành trong một khung thời gian cụ thể. Nó hoạt động như một công cụ hỗ trợ trực quan để giúp các cá nhân hoặc nhóm đi đúng hướng, đảm bảo rằng các bước thiết yếu không bị bỏ qua. 

2. Lợi ích Checklist mang lại.

2.1. Nâng cao hiệu quả và năng suất.

Checklist đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả và năng suất. Bằng cách vạch ra các nhiệm vụ một cách có hệ thống, các cá nhân có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc của họ và tránh bị lạc trong một biển trách nhiệm. Sự hài lòng khi đánh dấu vào các mục khi chúng được giải quyết thúc đẩy cảm giác hoàn thành, tạo động lực cho các cá nhân giải quyết các nhiệm vụ khó khăn hơn.

2.2. Giảm thiểu sai sót và giám sát.

Sai sót trong công việc là không thể tránh khỏi, nhưng với một Checklist có cấu trúc tốt, nguy cơ mắc lỗi và sơ sót sẽ giảm đi đáng kể. Mỗi nhiệm vụ trong Checklist hoạt động như một lời nhắc nhở, giảm khả năng bỏ qua các bước quan trọng. Điều này đặc biệt có giá trị trong các ngành mà độ chính xác là tối quan trọng, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe, kỹ thuật và hàng không.

2.3. Giao tiếp hợp lý và hợp tác.

Khi làm việc nhóm, Checklist thúc đẩy giao tiếp và cộng tác. Khi mọi người đều nhận thức được trách nhiệm và thời hạn của mình, sự phối hợp sẽ trở nên liền mạch. Các thành viên trong nhóm có thể sắp xếp các nỗ lực của họ, đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh của dự án đều được giải quyết một cách hiệu quả. Sức mạnh tổng hợp này dẫn đến quy trình công việc mượt mà và kết quả dự án thành công hơn.

3. Phân biệt checklist và to-do list.

Có một số người hay nhầm lẫn giữa to do list và checklist. Nhưng ở 2 cụm từ này là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

  • To do list: là liệt kê những công việc cần làm, tuy nhiên nó không liên quan đến nhau và không bắt buộc phải hoàn thành. Và to do list nó có thể bao gồm nhiều checklist.
  • Checklist: là các công việc cần làm để hoàn thành quy trình, đảm bảo được hiệu quả và chất lượng. Cam kết là không bỏ sót bất kỳ công việc nào dù lớn hay nhỏ. Các công việc sẽ được sắp theo trình tự có liên quan mật thiết đến nhau.

4. Ưu, nhược điểm của Checklist.

* Ưu điểm:

Có thể dễ dàng nhận thấy ưu điểm của checklist đó là giúp công việc được thực hiện dễ dàng, suôn sẻ hơn. Checklist luôn đảm bảo mọi việc diễn ra theo đúng quy trình, đạt hiệu quả cao nhất, đặc biệt còn giúp tối ưu hoá quá trình làm việc của cá nhân, doanh nghiệp. 

Khi xây dựng checklist chuẩn, thích hợp còn giúp nhà lãnh đạo nắm được tình hình chung của toàn doanh nghiệp, từ đó sử dụng nhân lực hiệu quả. Cũng chính vì thế mà mỗi nhà quản lý phải biết căn cứ vào tình hình chung để xây dựng một checklist thích hợp nhất.

* Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm lớn trên thì checklist vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đôi khi chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào checklist sẽ hình thành thói ỉ lại, thụ động, rất dễ biến chúng ta từ một người năng động trở thành người thụ động. Checklist cũng không thể kiểm soát được trường hợp đột xuất. Vì thế mà mỗi người cần phải linh hoạt sử dụng nó hiệu quả.

Lời kết, 

Checklist là một thói quen tốt mà chúng ta nên làm hàng ngày. Nó giúp bạn hoàn thành mọi công việc, mọi mục tiêu đề ra và không bỏ sót điều quan trọng. Rất hy vọng với bài viết này bạn đã hiểu rõ checklist là gì và ưu nhược điểm của nó để sử dụng checklist một cách hiệu quả.

Mô hình 70/20/10 là gì? Hiệu quả trong doanh nghiệp như thế nào?

70/20/10 là một mô hình được sử dụng rộng rãi trong các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực. Được phát triển bởi Morgan McCall, Robert Eichinger and Michael Lombardo vào những năm 1996. Mô hình này được áp dụng để giúp người học phát triển các kỹ năng và năng lực của họ một cách hiệu quả nhất.

1. Mô hình 70/20/10 là gì?

Mô hình 70:20:10 phản ánh tỷ lệ đóng góp của nguồn nào đó đến kiến thức và kỹ năng Nhân viên. Nguồn này gồm 03 loại theo tỷ lệ đóng góp như sau:

- 70% kiến thức và kỹ năng là từ công việc (On-the-job experience)

 + Học thông qua làm việc thực tế

 + Học thông qua thử nghiệm

 +Học thông qua kỳ thi đua khen thưởng

- 20% kiến thức và kỹ năng là từ người khác (Informal exposure)

 + Học thông qua quá trình được huấn luyện

 + Học thông qua quá trình được tư vấn

 + Học thông qua quan sát môi trường xung quanh

- 10% kiến thức và kỹ năng là từ giáo dục (Formal education)

 + Học tại lớp

 + Học trực tuyến

 + Tự học

2. Lợi ích của mô hình 70/20/10 trong đào tạo.

  • Tính linh động (Flexibility): vì đây là tỷ lệ tham khảo chứ không phải công thức cố định nên doanh nghiệp có thể tùy chỉnh theo tình hình thực tế.
  • Tính điều phối (Learning Synergy): 20% hỗ trợ 70% và 70% hỗ trợ 10%…
  • Tính gắn bó (Staff engagement): nhân viên cảm nhận sự phát triển năng lực của bản thân một cách liên tục nên tỷ lệ gắn bó với công ty sẽ cao hơn.


3. Cách sử dụng mô hình 70/20/10 với từng loại nhân sự

Nếu tổ chức cần phát triển hệ thống Nhân viên ít kinh nghiệm, tỷ lệ 10% và 20% nên được nâng lên. Đối với các tổ chức cần phát triển hệ thống nhân sự có kinh nghiệm lâu năm, tỷ lệ 20% và 70% nên được nâng lên.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình 70/20/10 và những hiệu quả của nó với doanh nghiệp. Hãy sử dụng nó để phát triển doanh nghiệp của bạn nhé.