Định biên nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng và hoạch định nhân sự của mỗi doanh nghiệp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Bài viết sẽ cho ta hiểu rõ về định biên nhân sự là gì và các bước xây dựng định biên nhân sự hiệu quả.
1. Vậy định biên nhân sự là gì?
Định biên nhân sự là quá trình xác định, tính toán số lượng nhân sự với những điều kiện phù hợp về phẩm chất cá nhân và tri thức để đáp ứng khối lượng công việc ở từng vị trí cụ thể trong tương lai, từ đó có thể cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết trong hệ thống nhân sự của doanh nghiệp.
2. 5 bước để xây dựng định biên nhân sự hiệu quả
2.1 Bước 1: Dự báo nhu cầu nguồn lực
Với bước đầu tiên này, chúng ta cần dự báo và xác định nhu cầu nhân lực dựa vào mục tiêu và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong tương lai gần một cách chính xác nhất.
Qua đó, cần làm rõ các thông tin sau:
- Thời gian: Khi nào cần tuyển thêm nhân sự có chuyên môn tốt?
- Chất lượng: Yêu cầu về kỹ năng, phẩm chất và chuyên môn mà nhân sự trong vị trí đó cần có.
- Số lượng: Các vị trí, phòng ban cần tuyển chính xác bao nhiêu nhân sự.
2.2 Bước 2: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực
Việc phân tích thực trạng nguồn nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ được ưu, nhược điểm của nguồn nhân lực có đáp ứng nhu cầu hiện tại của công ty hay không. Qua đó đưa ra những chiến lược hoạch định nhân sự phù hợp thông qua 2 yếu tố: yếu tố phân tích về hệ thống và yếu tố phân tích về quá trình.
Yếu tố về mặt hệ thống:
- Số lượng, chức vụ, thái độ làm việc cũng như trình độ, kinh nghiệm.
- Các mối quan hệ công việc cũng như các hoạt động, quyền lợi và nghĩa vụ.
- Các chính sách quản trị nhân sự: khen thưởng, tuyển dụng, kỷ luật, đào tạo,..
Yếu tố về mặt quá trình:
- Các vấn đề của doanh nghiệp khi gặp trở ngại.
- Văn hóa môi trường làm việc của doanh nghiệp.
- Sự thu hút của công việc đối với nhân viên.
- Mức độ hài lòng và yêu thích của nhân viên đối với doanh nghiệp
- Nâng cao hoạt động quản trị nguồn lực trong doanh nghiệp.
- Các mục tiêu doanh nghiệp được đề ra một cách minh bạch, rõ ràng.
2.3 Bước 3: Quyết định tăng hoặc cắt giảm nguồn nhân lực
Sau khi đánh giá, xác định được tình hình qua những ưu, nhược điểm của từng bộ phận nhân viên thì sẽ đưa ra những quyết định tăng hoặc giảm nhân sự, trong đó có cả bộ phận lãnh đạo phù hợp với nhu cầu hiện tại. Vì vậy, trong quá trình thực hiện doanh nghiệp cần hết sức cẩn trọng, tránh sai sót, đưa ra cách khắc phục tối ưu nhất để không làm mất những nhân sự tiềm năng.
2.4 Lập kế hoạch thực hiện
Để lập kế hoạch định biên nhân sự, bạn cần xây dựng các nội dung cơ bản sau:
- Kế hoạch và lịch trình tuyển dụng nhân sự cụ thể.
- Đề bạt, thuyên chuyển nhân sự nội bộ.
- Bố trí lại cơ cấu tổ chức, số lượng nhân sự tại các vị trí phòng ban.
- Cắt giảm nguồn nhân lực kém, không tạo ra giá trị cho công ty.
2.5 Đánh giá thực hiện kế hoạch
Với bước cuối cùng, bạn nên tiến hành đánh giá để tìm ra những thiếu sót giữa mục tiêu đề ra so với quá trình thực tế sau khi đã thực hiện kế hoạch. Qua đó, bạn sẽ tìm hiểu được nguyên nhân rồi phân tích nó và đưa ra những giải pháp khắc phục, điều chỉnh hợp lý, tránh tái diễn cho lần sau.
Một số điểm sau khi đánh giá doanh nghiệp cần lưu ý:
- Nguyên nhân sai lệch và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Kế hoạch điều chỉnh đưa vào thực thi
- Bố trí nhân lực phù hợp và tìm kiếm ứng viên tài năng phù hợp với các vị trí, phòng ban cụ thể.
Lời kết: Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định biên nhân sự là gì và các bước để xây dựng định biên hiệu quả, từ đó bạn sẽ đưa ra được những định hướng quản lý nhân sự một cách tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét